Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Nhiều người học cách nấu xôi ngũ sắc từ nguyên liệu tự nhiêN bởi đây là món ăn đơn giản, đẹp mắt, rất phù hợp bày biện cho mâm cơm cúng lễ. Qua đó, nhiều người muốn gửi gắm thông điệp mong muốn gia đình được tốt lành và hạnh phúc. Cùng job3s thực hành ngay công thức cực chuẩn cho món ăn này bên dưới nhé !

Bạn đang đọc: Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của xôi ngũ sắc

Hiện nay, xôi ngũ sắc đã trở thành món ăn quen thuộc đối với người Việt nhưng ít ai biết được nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa tinh thần tốt đẹp của món ăn này.

1.1. Nguồn gốc món xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Tày. Hầu hết các cô gái Tày đều học cách nấu xôi ngũ sắc để chuẩn bị cho các ngày giỗ, cưới hỏi, mừng nhà mới hoặc các ngày cúng lễ thường xuyên như mùng 1, mùng năm, mười rằm…

Nguyên liệu được lựa chọn để làm xôi ngũ sắc khá đa dạng, Người Tày chủ yếu sử dụng hoa lá cây rừng hoặc rau củ quả tự nhiên để nhuộm màu. Tùy thuộc vào nguyên liệu và cách chế biến mà xôi ngũ sắc có màu sắc khác nhau, không chỉ độc đáo về hình thức mà hương vị còn thơm ngon hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Phụ nữ Tày học cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống

Xôi ngũ sắc gồm có 5 màu sắc khác nhau, trong đó thường thấy nhất là trắng, đỏ, xanh lam, xanh lá, vàng, tím… Khi bày biện món ăn vừa ngon vừa đẹp này trong mâm cơm cúng lễ, người Tày gửi gắm mong muốn gặp được những điều tốt đẹp, gia đình phát tài phát lộc, đủ đầy và hạnh phúc.

1.2. Ý nghĩa của món xôi ngũ sắc

Các chị em phụ nữ Tày coi việc biết cách nấu xôi ngũ sắc là niềm tự hào bởi điều này thể hiện sự tay nghề khéo léo và sự đảm đang của họ. Trong phong thủy, 5 màu của xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu trắng là màu của Kim, màu xanh lá là màu của Mộc, màu xanh lam là màu của Thủy, màu đỏ là màu của Hỏa, màu vàng là màu của Thổ. Theo đó, sự tồn tại của ngũ hành là khởi nguồn của vạn vật với nghĩa biểu tượng tương ứng với màu sắc như sau:

  • Xôi màu đỏ biểu thị khát vọng cùng nhiệt huyết sống và làm việc, hướng tới một tương lai tươi sáng, may mắn

  • Xôi màu tím biểu thị sự quý giá của đất đai, mong muốn khai hoang, phát triển thêm trù phú, đồng thời phải bảo vệ như báu vật.

  • Xôi màu vàng biểu thị cho thời kỳ hoàng kim phồn thịnh, gia đình đoàn viên, ấm no và bình yên.

  • Xôi màu xanh biểu thị sự tươi tốt của cây cối, nương rẫy, rừng núi – nơi gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của đồng bào Tây Bắc.

  • Xôi màu trắng thể hiện sự chân thật thủy chung, tấm lòng son sắt giữa vợ chồng và tình yêu thương kính trọng đối với đấng sinh thành.

1.3. Bí quyết trang trí cho xôi ngũ sắc

Chỉ học cách nấu xôi ngũ sắc là chưa đủ, các bạn cần phải học cả cách trang trí sao cho đẹp mắt, đồng thời thể hiện được ý nghĩa tốt đẹp của món ăn. Để làm nổi bật 5 màu sắc đặc trưng, các bạn nên lựa chọn bộ đĩa trắng tựa như bông hoa năm cánh, vừa sạch sẽ lại tiện lợi.

Nếu thích dân dã và giản dị hơn, bạn hãy sử dụng loại mẹt bằng tre có đệm lá chuối hoặc lá dong bên dưới, tuy nhiên cần chú ý các phần xôi phải tương xứng với nhau để đảm bảo sự hài hòa, cân đối. Cuối cùng, bạn hãy rắc thêm chút dừa tươi bào sợi để món ăn thêm hấp dẫn.

2. Hướng dẫn 3 cách nấu xôi ngũ sắc từ nguyên liệu tự nhiên

Xôi ngũ sắc không khó làm, tuy nhiên cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu khác nhau. Công thức và quy trình cụ thể bạn có thể lựa chọn một trong ba cách sau:

2.1. Cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống

Các nguyên liệu cần:

  • Gạo nếp: 1kg

  • Nước cốt dừa: 300ml

  • Lá dứa: 5 lá

  • Nghệ tươi: 150g

  • Lá cẩm: 1 bó

  • Gấc chín: 200g

  • Rượu trắng, muối, mè, đường, dầu ăn

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc truyền thống

Cách làm xôi ngũ sắc truyền thống:

  • Gạo vo 2 – 3 lần cho sạch bụi bẩn rồi ngâm qua đêm hoặc ít nhất là 6 tiếng trước khi nấu

  • Vớt gạo nếp ra cho ráo nước, trộn cùng một chút muối và dầu ăn đảo đều rồi cho gạo nghỉ 10 phút cho ngấm gia vị và tạo độ bóng, chia luôn gạo nếp thành 5 phần bằng nhau

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Ngâm gạo nếp cho mềm

  • Với màu đỏ, bạn dùng cơm gấc bỏ hạt, trộn vào 1 thìa rượu trắng bóp để lên màu đẹp sau đó đảo đều cùng nếp

  • Với màu xanh bạn dùng lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lọc lấy nước để ngâm với một phần gạo nếp

  • Với màu vàng bạn đem nghệ tươi giã nát, sau đó lấy nước cốt nghệ ngâm gạo nếp

  • Với màu xanh tím bạn cho lá cẩm vào đun sôi khoảng 15 phút, bỏ lá giữ nước đem đi ngâm với ⅕ gạo nếp

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Tạo màu cho các loại xôi

  • Thời gian ngâm gạo tạo màu cho các loại xôi khoảng chừng 2 – 3 tiếng, sau đó đổ vào khoảng 2 lít nước, bắc nồi lên để đồ xôi

  • Chia gạo thành 5 phần bằng giấy nến và hấp trong vòng 30 – 40 phút, cứ khoảng 10 phút thì đảo xôi một lần cho chín đều

  • Cho nước cốt dừa, đường và muối trộn đều, khi xôi chín thì rưới lên bề mặt và xới đều lên, đậy nắp hấp thêm chừng 5 phút là có thể tắt bếp.

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Cách nấu xôi ngũ sắc truyền thống lên màu dịu mắt tự nhiên

Vậy là bạn đã hoàn thành món xôi ngũ sắc mềm ngon, đượm vị béo của cốt dừa và thơm ngào ngạt mùi hương nhẹ nhàng của rau củ quả tự nhiên. Trong lúc thưởng thức, bạn có thể chuẩn bị thêm muối mè đậu phộng để ăn kèm cũng rất tuyệt vời đấy!

2.2. Cách nấu xôi mít ngũ sắc

Các nguyên liệu cần:

  • 1kg gạo nếp

  • 2kg mít thái chín ngon

  • 1 bó lá cẩm

  • 1 bó lá dứa

  • 2 củ nghệ tươi to

  • 7 – 10 bông hoa đậu biếc

  • 500ml nước dừa tươi

  • Đường, dầu ăn, muối

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Các nguyên liệu nấu xôi mít ngũ sắc

Công thức nấu xôi mít ngũ sắc:

  • Gạo nếp đem rửa cho sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng thì vớt khỏi nước cho ráo, sau đó trộn đều cùng một chút muối và dầu ăn (hoặc mỡ lợn, mỡ gà), chia gạo thành 5 phần

  • Mít bỏ vỏ, bỏ xơ, bóc lấy múi ngon còn nguyên rồi dùng dao rạch khéo một đường ở giữa để lấy hạt ra.

Tìm hiểu thêm: Lưu ngay 6 cách nấu chè nếp than ngọt bùi, béo ngậy, ăn một lần là nhớ mãi

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên
Sơ chế mít và tạo nước màu ngâm gạo

  • Xôi màu vàng dùng nghệ tươi giã nát, lọc lấy nước ngâm với 1 phần gạo nếp

  • Xôi màu tím chọn nguyên liệu là lá cẩm, đen đun sôi với 1 lít nước chừng 15 phút để lấy nước ngâm gạo

  • Xôi màu xanh lá cây làm màu từ lá dứa, đem đi xay nhuyễn rồi rây lọc lấy nước cốt và cho gạo vào ngâm.

  • Xôi màu xanh lam được “nhuộm” màu bằng nước hoa đậu biếc, chỉ cần rửa sạch hoa rồi cho đun cùng 1 lít nước trong 15 phút sẽ lọc được nước cốt để dùng.

  • Ngâm gạo tạo màu cho xôi chừng 2 – 3 giờ thì vớt ra dàn đều thành 5 phần vào khay hấp, chia ranh giới bằng giấy nến rồi đồ xôi trong 30 – 40 phút

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Ngâm gạo để tạo màu cho xôi

  • Trộn nước dừa tươi với một chút đường và muối, chờ xôi chín thì chầm chậm chan lên bề mặt các phần xôi, đảo đều và đậy nắp đun thêm khoảng 5 phút trước tắt bếp

  • Xới xôi làm nhân chèn vào từng múi mít rồi bày biện ra đĩa để mời cả nhà.

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Xôi mít ngũ sắc ngọt thơm, mềm dẻo, hấp dẫn khó cưỡng

Sự kết hợp hoàn hảo của xôi ngũ sắc dẻo dẻo, ngậy ngậy cùng mít ngọt thơm nức mũi chắc chắn sẽ chinh phục được khẩu vị của cả gia đình!

2.3. Cách nấu xôi ngũ sắc rau củ quả

Các nguyên liệu cần:

  • Gạo nếp ngon: 1,5kg

  • Lá dứa: 10 lá

  • Thanh long ruột đỏ: 1 quả to

  • Nghệ tươi: 2 củ to (hoặc 100g bột nghệ)

  • Thịt gấc chín: 200g

  • Nước dừa tươi: 800ml

  • Dầu ăn, muối, đường

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Nguyên liệu chế biến xôi ngũ sắc rau củ quả

Cách nấu xôi ngũ sắc từ rau củ quả:

  • Rửa gạo nếp cho sạch trước khi ngâm, thời gian để gạo nở đều là tối thiểu là 6 tiếng, nếu muốn nhanh hơn thì thay bằng nước ấm thường xuyên trong 3 – 4 giờ

  • Vớt gạo vẩy nước đi rồi trộn cùng một ít muối và dầu ăn cho xôi đậm vị và bóng đẹp, sau đó chia gạo thành 5 phần

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Tạo màu cho xôi ngũ sắc từ rau củ quả

  • Tạo màu xanh cho xôi bằng lá dứa: Rửa sạch, cắt khúc, xay nhuyễn và lọc lấy nước ngâm gạo

  • Tạo màu vàng cho xôi bằng nghệ: Nếu chọn nghệ tươi thì cạo vỏ rửa sạch, giã nát rồi chắt bỏ bã giữ nước, nếu dùng bột nghệ thì khuấy tan cùng lít nước lọc, rây lấy nước cốt ngâm gạo

  • Tạo màu đỏ cam cho xôi bằng gấc: Bóp nát thịt gấc, bỏ hạt, trộn cùng 1 thìa rượu trắng cho thơm và chuẩn màu xôi, đổ gấc vào một phần gạo trắng đảo đều

  • Tạo màu tím hồng cho xôi bằng thanh long: Bỏ vỏ, cắt nhỏ và dằm nát, đổ thêm 1 lít nước vào, lọc lấy nước để dùng.

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

Ngâm riêng từng phần gạo với nước màu

  • Ngâm gạo với các loại nước màu trong 3 giờ, vớt ra phân đều 5 phần vào khay, ngăn chia bằng mành trẻ rồi đem đi hấp khoảng 30 – 40 phút

  • Chuẩn bị nước cốt dừa, thêm chút đường và muối cho đậm đà, chờ xôi chín sẽ rưới đều lên bề mặt để tăng thêm hương vị

  • Đậy nắp đồ xôi thêm chừng 5 phút và tắt bếp

Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc bắt mắt từ nguyên liệu tự nhiên

>>>>>Xem thêm: Thực hành ngay món gỏi cá hồi thơm ngon ngay tại nhà chỉ trong một nốt nhạc

Xôi ngũ sắc dẻo thơm, chuẩn màu chuẩn vị từ rau củ quả

Cách nấu xôi ngũ sắc bằng những nguyên liệu rau củ quả tự nhiên tạo nên màu xôi chuẩn, rất tươi và đẹp mắt. Món này thường được ăn kèm cùng với giò, chả, thịt kho, muối lạc, muối vừng hay ruốc là đảm bảo đủ dinh dưỡng.

3. Biến tấu nguyên liệu làm xôi ngũ sắc

Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên được nhắc đến trong 3 cách nấu xôi ngũ sắc ở trên, bạn có thể thay đổi thành phần tùy vào thời vụ, vùng miền và điều kiện sẵn có. Bạn rất dễ dàng tìm thấy nhiều loại thực phẩm khác được dùng để thay thế, biến tấu màu sắc của xôi ngũ sắc như:

  • Màu xanh: lá rau ngót, lá gừng

  • Màu vàng: quả dành dành

  • Màu đỏ: lá nếp đỏ

  • Màu tím hồng: củ dền, lá cơm đen

  • Các loại bột sấy khô từ hoa lá, rau củ quả tự nhiên như bột trà xanh, bột hoa dành dành, bột nghệ, bột hồng cúc…

Cách nấu xôi ngũ sắc có phần cầu kỳ bởi cần chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Tuy nhiên, thành phẩm nhận được chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Cùng chuẩn bị nguyên liệu theo gợi ý để thử tài khéo léo, mang đến một món ăn giàu dinh dưỡng, ngon và đẹp, đồng thời gửi gắm điều tốt lành đến với gia đình mình bạn nhé!





xôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *