Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Vạch trần mặt tối ít ai biết

Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Vạch trần mặt tối ít ai biết

Đối với sức khỏe, uống cà phê có tác hại gì? Đây là một trong những loại thức uống được yêu thích không chỉ ở riêng Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết cách uống sao cho đúng, không ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.

1. Cà phê – Thức uống yêu thích của nhiều người

Cà phê là một thức uống được chế biến từ những hạt cà phê rang xay chiết xuất từ quả của cây cà phê. Cà phê đã được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 9 tại vùng cao nguyên Ethiopia, sau đó lan rộng ra Ai Cập, Yemen và Bắc Phi. Ngày nay, cà phê là thức uống yêu thích và thông dụng trên toàn cầu.

Trong cà phê có chứa caffeine – một chất kích thích thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường hiệu suất hoạt động thể chất cùng với một số lợi ích khác.

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải sẽ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây hại thậm chí có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng. Bởi đó, việc nắm bắt chính xác về uống cà phê có tác hại gì sẽ giúp cho bạn kiểm soát được lượng cà phê dung nạp vào cơ thể.

Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Vạch trần mặt tối ít ai biết

Cà phê là thức uống lý tưởng của nhiều người khi đang muốn tìm kiếm sự tỉnh táo

Xem thêm: Hé Lộ 2 Cách Pha Cà Phê Ngon Mê Mẩn Từ Chuyên Gia Pha Chế

2. Chuyên gia giải đáp: Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe?

Bởi đặc tính giúp kích thích tỉnh táo nên nhiều người trở thành “dân nghiện” cà phê mà không hề hay biết tác hại của thức uống này. Vậy uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Dưới đây là những tác hại của cà phê được nghiên cứu từ chuyên gia bao gồm:

2.1. Ảnh hưởng tiêu hóa

Ảnh hưởng tiêu hóa là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi uống cà phê có tác hại gì. Khi bạn tiêu thụ cà phê quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bản chất axit của thức uống này có thể gây ra trào ngược axit và ợ chua, gây khó chịu cho những người có dạ dày nhạy cảm. Ngoài ra, đặc tính của cà phê còn có tác dụng lợi tiểu, có khả năng dẫn đến bị mất nước và làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa.

Do đó, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều cà phê hoặc có thể chuyển sang uống trà để thay thế, đặc biệt đối với những người đang có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

2.2. Gây khuếch đại lo âu

Trong khi một số người chuyển sang uống cà phê để cải thiện tâm trạng, việc tiêu thụ quá mức có thể gây tác dụng ngược, dẫn đến mức độ lo lắng tăng cao. Caffeine kích thích giải phóng adrenaline, kích hoạt phản ứng tăng mức năng lượng cho cơ thể.

Đối với những người dễ mắc chứng rối loạn lo âu, trạng thái tỉnh táo cao độ này có thể khiến họ choáng ngợp, bồn chồn, lo âu, căng thẳng.

Ngoài ra, khi mức tiêu thụ cà phê hàng ngày vượt quá 1.000 mg caffeine trở lên có thể khiến cơ thể thở gấp và tăng mức độ căng thẳng.

Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Vạch trần mặt tối ít ai biết

Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu

2.3. Gây mất ngủ

Ai cũng biết uống cà phê giúp tỉnh táo, hưng phấn. Song, việc dung nạp quá nhiều caffeine trong cà phê có thể dẫn đến tình trạng trằn trọc và gây khó ngủ.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chất caffeine trong cà phê có thể tồn tại ở trong cơ thể từ 1,5-9 tiếng, và trung bình sẽ là 5 tiếng tùy vào cơ địa mỗi người. Do đó, nếu như bạn uống cà phê vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối, bạn sẽ không ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm.

Tình trạng mất ngủ kéo dài còn khiến cho làn da trở nên khô ráp, nhanh lão hóa, quầng thâm mắt và tình trạng mụn trứng cá. Vì vậy, bạn nên tránh uống cà phê vào chiều muộn hoặc buổi tối, hãy thử điều chỉnh thời điểm uống cà phê sang buổi sáng để giúp tinh thần tỉnh táo cho một ngày làm việc hiệu quả.

2.4. Gây ra tình trạng loãng xương

Chất caffeine có thể khiến tăng lượng canxi đưa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi sẽ gây ra tình trạng suy yếu xương, gây loãng xương. Bởi thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 ly cà phê).

Ngoài ra, đối với phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh có chế độ ăn uống nghèo canxi, tỉ lệ gây loãng xương nếu thường xuyên uống quá nhiều cà phê tăng lên nhanh chóng.

2.5 . Cà phê ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Bạn có thắc mắc uống cà phê có tác hại gì đối với phụ nữ đang trong thai kỳ? Theo các khuyến cáo cho biết, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể uống cà phê với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu các bà bầu uống quá nhiều cà phê có thể gây kích thích đường tiêu hóa, gây khó ngủ.

Ngoài ra, việc mẹ bầu tiêu thụ cà phê quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình em bé hấp thụ sắt, gây rối loạn hô hấp và nhịp tim. Hơn nữa, khi phụ nữ tiêu thụ quá nhiều cà phê trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ sảy thai, nhịp tim thai bất thường, gây sinh non hoặc thậm chí trẻ chậm phát triển.

Uống cà phê có tác hại gì đối với sức khỏe? Vạch trần mặt tối ít ai biết

Uống cà phê có tác hại gì đối với mẹ bầu là câu hỏi chung của nhiều người

Xem thêm: Mẹ Bầu Ăn Khoai Tây Được Không? Lưu Ý Điều Này Để Tránh Nguy Cơ Dị Tật Thai Nhi

Ngoài những tác hại như trên, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê còn có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tới sức khỏe như ảnh hưởng tới dạ dày, thận, gan, gây ra tình trạng cơ thể mất nước, suy nhược cơ bắp, làm tăng huyết áp, gây nghiện. Bởi vậy, việc điều chỉnh lượng cà phê nạp vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Cho dù bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng nên uống 1-2 tách/ngày.

Đặc biệt, khi thấy say cà phê hoặc cảm thấy có biểu hiện gì khác lạ, cần giảm lượng cà phê xuống hoặc đổi sang thức uống khác nhẹ nhàng mà đầy đủ dưỡng chất hơn.

Bắt đầu ngày mới với một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo. Nhưng sau khi bạn nắm bắt được những thông tin về uống cà phê có tác hại gì ở trên, việc điều chỉnh và kiểm soát việc tiêu thụ thức uống này là hoàn toàn cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *